Những biến tấu trang phục y tá không phù hợp trong các MV, phim ảnh bị cư dân mạng lên án.
Những biến tấu vênh lệch trang phục y tá
Thành viên Yeri của nhóm nhạc Red Velvet gặp phải ý kiến trái chiều vì trang phục y tá ngắn.
Trong các MV ca nhạc, những bộ phim lấy đề tài nghề nghiệp trang phục trở thành yếu tố giúp định danh nhân vật. Một trong số đó là y tá, bác sĩ. Tuy nhiên, người ta đang chứng kiến xu hướng biến tấu vênh lệch trang phục của những người làm nghề y đặc biệt là ở Hàn Quốc.
Mới đây, thành viên Yeri (Red Velvet) bị cư dân mạng chỉ trích khi mặc chiếc váy ngắn cũn, sơn móng tay đỏ khi hóa thân thành y tá trong bộ phim "Mint Condition". Điều này không phù hợp với chuẩn mực về y tá trong thực tế nên những ý kiến trái chiều là không tránh khỏi.
Jennie của nhóm nhạc Black Pink cũng từng bị chỉ trích vì mặc trang phục y tá tôn dáng.
Trước đó, Jennie (Black Pink) cũng gặp trường hợp tương tự khi mặc đồng phục y tá gợi cảm trong MV "Lovesick Girl". Người đẹp mặc váy ngắn, bó eo, đi giày cao gót màu đỏ. Bộ đồ này bị phản ứng vì gợi cảm hóa hình ảnh của những người làm nghề y.
Nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn ra, y tá, bác sĩ đang vất vả chống dịch. Thậm chí, Liên đoàn Nhân viên Y tế Hàn Quốc còn lên tiếng về vụ việc này khiến công ty quản YG Entertainment phải xin lỗi và gỡ bỏ phân cảnh trên trong MV.
Không thiếu những biến tấu trang phục y tá bị đánh giá thiếu tinh tế của các người đẹp Hàn Quốc.
Ngoài ra, người ta cũng thấy vô số những outfit mang cảm hứng y tá trong các tiết mục trình diễn của ngôi sao K Pop. Hay những bức hình họa báo cho tạp chí đàn ông nước này,... Dư luận khẳng định đây là sự bóp méo hình ảnh y tá trong các sản phẩm văn hóa đại chúng.
Cư dân mạng lên tiếng, các y tá Hàn Quốc đôi khi không nhận được sự tôn trọng của nam giới, hình ảnh quyến rũ sai lệch có thể khiến họ bị quấy rối. Trái ngược với chuẩn chỉn chu trong thực tế, trang phục y tá của các người đẹp Hàn Quốc khi biểu diễn hay chụp ảnh, đóng MV chỉ nhằm tôn lên vóc dáng gợi cảm.
Trang phục y tá thực chất như thế nào?
Khi y tá chưa phải nghề nghiệp chính thức, công việc hỗ trợ bệnh nhân được nữ tu thực hiện.
Đồng phục y tá đã trải qua nhiều thay đổi kể từ những năm 1800. Trước khi có những nhân viên điều dưỡng chuyên nghiệp, các nữ tu thường là người chăm sóc bệnh nhân. Bởi vậy, những bộ đồng phục y tá đầu tiên bắt nguồn từ trang phục của họ.
Cuối những năm 1800, Florence Nightingale đã thành lập trường y tá. Đồng phục y tá cũng dần trở nên chuyên nghiệp hơn để phân biệt với những không được đào tạo. Trang phục này bao gồm váy dài cùng tạp dề và mũ.
Trang phục của các y tá thời kỳ đầu gồm váy dài, tạp dề và mũ.
Sau đó, trang phục y tá được thiết kế gọn gàng hơn để thuận tiện cho việc cứu chữa bệnh nhân. Nhất là trong bối cảnh chiến tranh, cũng có khi y tá sẽ thay thế váy bằng quần. Đến những năm 1950, nhu cầu về đồng phục có thể sản xuất hàng loạt và dễ dàng giặt sạch tăng mạnh.
Tay áo của những bộ đồ này cũng ngắn hơn, mũ từ dáng hộp đựng thuốc chuyển sang dáng nhọn. Đến những năm 1970 mũ giấy dùng một lần được thay thế cho mũ vải cotton.
Tiếp đến, đồng phục y tá truyền thống được chuyển sang những bộ "scrubs" bao gồm áo sơ mi hoặc kiểu áo tay dài, lửng kết hợp với quần cho cả nam và nữ. Kiểu đồ này đơn giản, tiện dụng giúp các nhân viên y tế thoải mái vận động.
Sau đó, trang phục y tá được thay đổi, đơn giản hơn để thuận tiện khi làm việc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét