Cơn "cuồng" váy ngắn bắt đầu vào những năm 1960.
Người mẫu Ý mặc bộ trang phục kín trên hở dưới tới trung tâm thương mại.
Mega Taylor là người mẫu Instagram người Ý sở hữu 2.5 triệu người theo dõi. Trong loạt ảnh mới đăng tải trên trang cá nhân, người đẹp gây shock với bộ đồ kín trên hở dưới, chiếc quần không che nổi vòng 3. Được biết, Mega Taylor đang dạo bước tại trung tâm thương mại lớn và lâu đời nhất nước Ý là Galleria Vittorio Emanuele.
Không thể phủ nhận sức mạnh "hack" dáng của những bộ đồ có thiết kế ngắn. Nó tạo cảm giác đôi chân dài và nuột nà hơn. Nhưng tất nhiên ngắn cũng cần phải có giới hạn. Nếu lạm dụng sẽ trở nên thiếu tinh tế, sa đà vào khoe thân.
Trang phục ngắn có hiệu quả "hack" dáng nên được phái đẹp ưa chuộng.
Quãng thời gian mặc trang phục dài
Hiện tại, sự lựa chọn phục trang cho phái đẹp dường như là không giới hạn. Bạn muốn mặc một chiếc váy dài chấm gót. Bạn cứ thử. Bạn muốn mặc quần ngắn cũng chẳng phải ngần ngại gì. Nhưng trước đó, phụ nữ từng không có nhiều lựa chọn như vậy. Và để thu ngắn dần những bộ đồ thường thấy là một hành trình.
Trước khi kỹ thuật cắt may phát triển, phụ nữ thường khoác vải, tất nhiên là không có đũng nên những bộ váy cứ như vậy gắn bó với phái đẹp.
Phụ nữ thường khoác vải để che chắn cơ thể khi kỹ thuật cắt may chưa phát triển.
Bước sang thời trung cổ, trang phục bắt đầu phức tạp hơn, nhiều lớp, nhiều mảnh và trang trí công phu chứng minh cho địa vị xã hội của người mặc. Phục trang của phái đẹp ngày một cầu kỳ với những chiếc váy rộng dáng xòe, tay bồng,... Suốt một thời gian dài, người ta thấy phụ nữ diện những bộ trang phục dáng dài, đầy phức tạp.
Suốt một thời gian dài, phái đẹp mặc những bộ trang phục cồng kềnh dài chấm gót.
Phái đẹp mặc ngắn từ bao giờ?
Mãi đến những năm 1920 xu hướng thời trang của những cô nàng flapper với váy tới đầu gối hay những bộ đồ không tay mới mở ra sự thay đổi. Khi chiến tranh nổ ra cùng những cuộc suy thoái kinh tế kéo theo ngành thời trang phải tìm hướng đi mới.
Người ta không chi nhiều tiền cho quần áo và trang phục cũng không thể thiết kế cồng kềnh như trước. Vào thập niên 40 những chiếc váy chữ A, phần eo thắt đai đã xuất hiện khắp nơi trên đường phố. Tất nhiên khi đó, váy vẫn dài quá đầu gối.
Hoàn cảnh chính trị, xã hội cũng dẫn đến những thay đổi về trang phục.
Cơn "cuồng" váy ngắn bắt đầu vào những năm 1960. Người quản lý của một cửa hàng trên phố Oxford, London bắt đầu thử nghiệm trang phục có đường viền được may cao hơn đầu gối và ghi nhận phản ứng của khách hàng. Sau đó, nhà thiết kế Mary Quant đã thật sự giúp những chiếc váy ngắn được ưa chuộng. Tiếp đó, người ta thấy xu hướng quần short, quần hot pants ngày một phổ biến.
Mãi đến những năm 60 xu hướng mặc đồ ngắn của phụ nữ mới phổ biến.
Phản ứng tiêu cực vì đồ ngắn
Có thể thấy sự thay đổi trang phục của phái đẹp từ dài tới ngắn được tiến hành một cách dần dần theo hoàn cảnh xã hội cũng như quan điểm tư tưởng. Mặc dù vậy, so với quãng thời gian phái đẹp mặc những bộ đồ dài tới gót thì đồ ngắn vẫn là điều gì đó quá sức tưởng tưởng. Bởi vậy, nó dấy lên không ít tranh cãi. Nam giới phản đối việc vợ hay hôn thê của mình mặc những trang phục này.
Những bộ trang phục ngắn không dễ gì được số đông chấp nhận.
Ở Anh, một số trang phục cắt ngắn quá mức bị xếp vào quần áo trẻ em thay vì người lớn. Đến thế kỷ 21, trang phục ngắn vẫn là yếu tố gây shock với một số nền văn hóa khiến một số nơi ban hành lệnh cấm. Dẫu rằng, mặc gì là quyền tự do cá nhân nhưng người mặc luôn cần tuân theo khuôn khổ nhất định để phù hợp với tiêu chuẩn cộng đồng.
Tuy nhiên, mặc ngắn cũng cần có chừng mực để tránh lạm dụng khoe thân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét